Quản lý 11 loài sâu và động vật gây hại Sâm Ngọc Linh

quan-ly-sau-dong-vat-gay-hai-sam-ngoc-linh

Tại các điểm trồng Sâm Ngọc Linh xuất hiện rất nhiều sâu, động vật gây hại Sâm Ngọc Linh. Ví dụ như ở Kon Plong xuất hiện châu chấu, sát cành, sâu cuốn và rệp sáp, Tu Mơ Rông xuất hiện rất nhiều châu chấu và sát sành hại sâm,… Những loài sâu và động vật gây hại Sâm Ngọc Linh như thế nào? Hãy cùng caysamngoclinh.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sát sành (Euconocephalus sp.) và châu chấu

sat-sanh-va-chau-chau-hai-sam-ngoc-linh
Triệu chứng gây hại của sát sành và châu chấu trên sâm

Đây là hai loại bọ cánh thẳng nguy hiểm thường gặp ở tất cả các vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh. Các triệu chứng thương tích mà sát sành và châu chấu hại Sâm Ngọc Linh gây ra giống hệt nhau. Chúng ăn lá dẫn đến lá bị xé toạc thành các lỗ có hình dáng không xác định, và con trưởng thành thậm chí có thể làm nát lá và phá hủy thân cây.

Dế mèn nâu lớn (Gryllus.)

de-men-nau-hai-sam-ngoc-linh
Dế mèn nâu hại sâm ngọc linh

Dế mèn nâu hại Sâm Ngọc Linh ở tất các các giai đoạn phát triển của cây. Chúng gặm rễ, thân, củ và lá của cây sâm.

Dế thường đào hang và sinh sống dưới gốc của cây Sâm Ngọc Linh. Điều này giúp chúng thuận tiện trong việc ăn toàn toàn bộ củ sâm dưới mặt đất, cuối cùng là chúng lôi lá sâm vào hang.

Những con dế mèn hại Sâm Ngọc Linh trưởng thành thường có màu nâu sẫm, cánh phủ hết bụng. Ấu trùng non của chúng thường sống tập trung trong hang. Sau khi trưởng thành thì chúng sẽ đào hang cho riêng mình, để lại nhiều vụn đất trên miêng hang.

Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata Fabricius)

Sâu non của bọ rùa 28 chấm gây hại cho lá sâm. Những con sâu non này thường nằm dưới mặt lá và ăn phần biểu bì của lá sâm, để lại những màng mỏng và vết cắn hình tròn nham nhở trên mặt lá.

bo-rua-28-cham-hai-sam-ngoc-linh
Sâu non bọ rùa 28 chấm trên lá sâm

Mật độ bọ rùa 28 chấm hại Sâm Ngọc Linh dày, lá sâm sẽ bị ăn hết và chỉ còn lại phần gân lá, từ đó làm cây không thể quang hợp và ngày càng yếu. Những con bọ 28 chấm trưởng thành sẽ đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá.

Bọ hung (Maladera orientalis Motschulsky)

Bọ hung hại Sâm Ngọc Linh chủ yếu khi bọ ở trạng thái sâu non. Khi còn là sâu non, chúng sẽ ăn toàn bộ phần rễ cây rồi đến củ và tạo ra những vết cắn nham nhở trên củ. Vì bọ hung ăn mất rễ và chủ, cây sâm không thể hút thêm chất dinh dưỡng từ đó, phần thân trên mặt đất héo dẫn, sau một thời gian thì cây sẽ chết.

bo-hung-hai-sam-ngoc-linh
Sâu non bọ hung ăn củ sâm

Nếu phát hiện thấy xung quanh rễ sâm có những cơ thể cong hình chữ C, màu trắng sữa thì đấy chính là sâu non của bọ hung. Khi phát hiện sâu xuất hiện cũng là thời điểm sâu gây hại mạnh nhất.

Sâu cuốn lá

sau-cuon-la-hai-sam-ngoc-linh
Triệu chứng của sâu cuốn lá hại sâm

Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá hại Sâm Ngọc Linh chính là hiện tượng sâu non nhả tơ cuộn một lá hoặc nhiều lá chét lại với nhau thành một nơi trú ẩn cho sâu. Sau đó, sâu cuốn lá sẽ ăn phần biểu bì từ đó tạo thành các lỗ thủng bên trên lá cây sâm.

Sâu ăn lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây sâm.

Sâu xám (Agrotis ypsilon Hufnagel)

sau-xam-hai-sam-ngoc-linh
Sâu xám cắn đứt thân cây sâm

Sâu xám hại Sâm Ngọc Linh khi chúng ở hình thái sâu non. Sâu xám sẽ ăn lá hoặc trực tiếp cắn đứt ngang thân cây bên dưới lá. Sau đó, những con sâu non sẽ tìm được lá đã bị cắn đứt ở dưới mặt đất.

Sâu xám có màu xám đen hoặc xám nâu, hai bên thân có những được chấm đen mờ. Vào ban đêm là thời gian hoạt động của sâu xám, còn ban ngày chúng sẽ núp dưới đất.

Sên trần (Deroceras Sp.)

Sên trần hại Sâm Ngọc Linh ở cả phần lá và thân của củ sâm. Sên cắn thủng lá và tạo ra những lỗ thủng tròn. Những nơi mà sên đi qua sẽ xuất hiện các vết nhớt trắng. Sên có thể đục lỗ trên củ từ đó chui vào và ăn phần thịt bên trong, chỉ để lại lớp vỏ.

sen-tran-hai-sam-ngoc-linh
Sên trần ăn thịt bên trong củ sâm

Các giai đoạn phát triển của sên xám đều có thể gây hại cho Sâm Ngọc Linh. Thời điểm sên hoạt động mạnh nhất là mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Tương tự như sâu xám, sên trần chỉ hoạt động và gây hại vào ban đêm còn ban ngày chúng sẽ ẩn náu trong các khe đất hoặc gốc cây. Vào những ngày mưa thì sên sẽ hoạt động cả ngày.

Thuốc đặc trị các loài sâu, động vật gây hại

AT mebe LA QUA với thành phần chính là Metarhizium sp, Metarhizium sp và pHH2O sẽ giúp phòng trừ, tiêu diệt và xua đuổi sâu hại Sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, AT mebe LA QUA còn được bổ sung thêm giấm gỗ có tên khoa học là axit pyroligneous.

thuoc-tri-sau-hai-sam-ngoc-linh
Thuốc đặc trị sâu, động vật gây hại sâm ngọc linh

Vì có thành phần chính là các loại nấm vì thế mà chúng cực kỳ an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng vẫn cần mang đầy đủ các dụng cụ bảo hộ.

Với 100ml dung dịch AT mebe LA QUA sẽ pha với 40 – 80 lít nước, phun đẫm định kỳ 30 ngày /lần đề phòng và xua đuổi các loại sâu hại và giữ được các loại thiên địch cho sinh thái xung quanh. Phun 2-3 lần liên tiền cách nhau 3-5 ngày/lần nếu có sâu hại tấn công.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người trồng sâm có thêm thông tin về các loài sâu, động vật gây hại Sâm Ngọc Linh và cách phòng trừ chúng. Để mua AT mebe LA QUA phòng tiêu diệt và xua đuổi sâu, động vật gây hại Sâm Ngọc Linh, vui lòng liên hệ 0972 563 448.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.